Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, Bộ Tài chính đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện về chế độ kế toán doanh nghiệp và công tác hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Sự thay đổi thường xuyên trong các quy định là điều tất yếu nhằm mục đích phù hợp với tình hình thực tiền nền kinh tế quốc nội và bắt kịp xu hướng phát triển của các cường quốc trên thế giới. Một số văn bản pháp luật được ban hành cụ thể như sau:
-QĐ 1141-TC/QD/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Thông tư 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 hướng dẫn xử lý CLTG trong doanh nghiệp.
- Thông tư 77/1998/TT/BTC ngày 6/6/1998 hướng dẫn tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán ở doanh nghiệp.
- Thông tư 101/2000/TT-BTC ngày 17/10/2000 sửa đổi bổ sung thông tư 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản CLTG trong doanh nghiệp Nhà Nước.
- Thông tư 38/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001 sửa đổi bổ sung thông tư 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản CLTG trong doanh nghiệp Nhà Nước.
- QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành 6 chuẩn mực kế toán. Trong đó có VAS 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC.
- Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính ra đời thay thế thông tư 105 hướng dẫn xử lý các khoản CLTG trong doanh nghiệp có những điểm mâu thuẫn với Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10) được Bộ Tài chính ban hành đang khiến các doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng trong quá trình hạch toán kế toán.
- Và mới đây ngày 10 tháng 12 năm 2012, chính thức có hiệu lực thi hành cho thông tư 179/2012 thay thế thông tư 201/2009 về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp. Thông tư 179 ra đời không những có sự thống nhất với chuẩn mực kế toán Việt Nam mà còn hướng gần đến chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 21).
- Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC.
Các văn bản trên đã thể hiện cách nhìn nhận và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên sau nhiều năm áp dụng, các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác này. Vì vậy theoQĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ban hành VAS 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Nội dung của VAS 10 có nhiều điểm mới so với với thông tư 44/TC-TCDN. Và cho đến nay để phù hợp với môi trường cạnh tranh công bằng trên toàn thế giới Thông tư 179/2012/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC đã ra đời. Như vậy, sau khi Thông tư 179 và 200 có hiệu lực thực thi thì một số vấn đề bất cập trong kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được gỡ bỏ và hoàn thiện hơn, khắc phục dần sự tranh cãi giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư hướng dẫn trước đây. Đồng thời cũng cho thấy sự thống nhất hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo tiền đề thu hẹp dần khoảng cách giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế, trên cơ sở này đưa Việt Nam tiến gần tới môi trường quốc tế cạnh tranh công bằng và bình đẳng.